I. Lúc đầu lễ ban nãy, chúng ta đã tham dự
cuộc kiệu nến Phục Sinh và đứng nghe bài hát dài, ca mừng Đức Yêsu. Chúng ta
cảm thấy cá nhân mình và cả nhà thờ thật sốt sắng. Thế nhưng nếu hiểu ý nghĩa
điều mình cử hành, chúng ta còn sung sướng trong lòng hơn nữa . Ý nghĩa đó là
gì ? Đó là Phụng vụ đêm nay công bố
Đức Yêsu đã sống lại thật.
+ tin vui thứ ba là nhờ Đức
Yêsu, chương trình nguyên thuỷ của
Thiên Chúa lại tiếp tục : công cuộc
tạo dựng vũ trụ và con người, thật tốt lành lúc ban đầu, bị sự sa đoạ của nhân
loại phá hỏng, nay được bảo vệ và phục hồi nơi Đức Yêsu, thậm chí mọi sự còn
được đổi mới, trở nên tạo thành mới
+ tin vui thứ tư là nhờ Đức Yêsu
phục sinh, tình cảnh đen tối của con người đã được cứu vãn : nghi thức
lúc đầu lễ đã gồm một lúc tối tăm, tượng trưng cho thân phận nguy ngập của ta
trong tội, trong thế giới sự chết – rồi đến phần ánh sáng bật lên, tượng trưng
cho số phận mới của ta là được Đức Kitô giải thoát, được Đức Kitô là Môsê mới
dẫn đường tiến về Quê Trời tươi sáng. Đúng là nhờ công cuộc cứu độ mà Đức Yêsu
thực hiện, nhân loại chúng ta đã có phúc còn hơn Dân Israel xưa được thoát cảnh
khốn đốn trong Ai cập và được đặt chân lên phần đát tự do, bên này Biển Đỏ.
III. Vậy Phụng vụ đêm nay không chỉ đẹp măt và gợi cảm, mà cón mang lại cho
chúng ta Tin Mừng vĩ đại : Thiên Chúa
Cha đã thực hiện công cuộc cứu thế nhờ sự chết và sự Phục Sinh của Đức
Yêsu. Đức Yêsu đúng thật là Đấng Thiên sai và là Con Thiên Chúa - số phận tội lỗi và đen tối của nhân loại
chúng ta đúng là đã đổi thay và đầy hy vọng.
Đó không phải là những ý tưởng hão huyền,
những lời tuyên bố suông. Mà đó là những sự thật. Tất cả chúng ta đây đã thực
sự được cứu độ và bước vào số phận sáng tươi từ khi chịu Phép Rửa tội – từ khi,
như thánh Phaolo viết, được cùng mai táng với Đức Kitô va cùng sống lại với
Ngài. Phép Rửa đã chi phối đời ta, đã thay đổi nếp sống ta. Lát nữa chúng ta sẽ
tuyên lại các lời hứa khi ta chịu Phép Rửa tội ngày trước. Cùng với mọi người
trong Hội thánh, chúng ta hãy ca khen và biết ơn Thiên Chúa , Đấng đã cứu độ
ta, cũng như cố gắng đổi mới nếp sống, thái độ, hành vi của mình, hợp theo tư
cách những kẻ đã được cứu độ.
Lm. Antôn Trần Thế
Phiệt, DCCT